Chạy xe ôm cũng phải đăng ký?

Nhiều tài xế xe ôm vẫn cho rằng đây là công việc tự do, không cần đăng ký hay thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thực tế, đã có nhiều trường hợp tài xế bị xử phạt do không đóng thuế hoặc không đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định địa phương. Khi xảy ra tai nạn, nếu không có giấy tờ hợp lệ, tài xế có thể gặp khó khăn trong việc yêu cầu bảo hiểm hoặc phải chịu trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp tài xế tránh rủi ro mà còn đảm bảo quyền lợi khi hợp tác với nền tảng công nghệ và tuân thủ pháp luật. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những thủ tục cần thiết theo từng tỉnh thành để hành nghề hợp pháp.

1. Những thủ tục người chạy xe ôm cần biết

1.1. Điều kiện chung để được chạy xe ôm

Dù là xe ôm truyền thống hay xe ôm công nghệ, người hành nghề cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Có giấy phép lái xe hợp lệ: Tài xế phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mô tô sử dụng để hành nghề. Phần lớn hiện nay các tài xế sử dụng xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm³ trở lên hoặc động cơ điện có công suất từ 4 kW trở lên. Loại này theo Luật trật tự án toàn giao thông đường bộ năm 2024 yêu cầu tài xe phải có giấy phép lái xe hạng A (thay thế cho A1 và A2 trước đây).
  • Giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm bắt buộc).
  • Không thuộc đối tượng bị cấm hành nghề theo quy định của từng địa phương.

1.2. Người chạy xe ôm có cần đăng ký kinh doanh không?

Hiện tại, pháp luật không yêu cầu người hành nghề xe ôm, dù là truyền thống hay công nghệ, phải đăng ký kinh doanh. Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định không bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh. Điều này giúp tài xế xe ôm linh hoạt hơn trong công việc mà không phải thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp.

1.3. Nghĩa vụ thuế của người hành nghề xe ôm

Về nghĩa vụ thuế, tài xế xe ôm cần lưu ý sự khác biệt giữa hai nhóm: xe ôm công nghệ (qua ứng dụng) và xe ôm truyền thống.

  • Đối với tài xế xe ôm công nghệ: Các nền tảng đặt xe thường tự khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trực tiếp từ thu nhập của tài xế. Nhiều tài xế không biết rằng họ có thể làm thủ tục hoàn thuế TNCN. Tài xế có thể được nhận lại số tiền thuế đã bị khấu trừ trước đó nếu tổng thu nhập trong năm chưa đủ mức đóng thuế. Vì vậy, tài xế cần lưu giữ các chứng từ khấu trừ thuế để làm thủ tục hoàn thuế khi cần thiết.
  • Đối với tài xế xe ôm truyền thống: Hiện tại, do chưa có cơ chế kiểm soát thu nhập chính xác, tài xế xe ôm truyền thống hầu như không thực hiện nghĩa vụ kê khai và thuế. Tuy nhiên, nếu trong tương lai có quy định mới hoặc cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, tài xế có thể cần lưu ý thêm về nghĩa vụ thuế của mình

2. Danh sách quy định của từng tỉnh thành

Quy định về đăng ký chạy xe ôm có thể khác nhau giữa các địa phương. Tài xế cần nắm bắt được địa chỉ thông báo là UBND xã nào (nơi mình thường trú, tạm trú hay nơi nào cũng được), hồ sơ thông báo gồm những gì để không lãng phí thời gian khi thực hiện thủ tục. Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, tài xế nên tra cứu thông tin chi tiết tại nơi mình hoạt động. Nguồn tin đáng tin cậy nhất là từ cơ quan nhà nước.

🔗 Danh sách quy định cập nhật cho 63 tỉnh thành: Tại đây 

Nếu bạn cần hỗ trợ về thủ tục pháp lý khi hành nghề xe ôm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cập nhật quy định mới nhất!

Related Blog

Leave a CommentYour email address will not be published.