Quyền thừa kế của con riêng là một vấn đề pháp lý nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn là con riêng nhưng chưa được công nhận về mặt pháp lý hoặc bị từ chối quyền thừa kế, bạn cần hiểu rõ các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vậy con riêng có được hưởng thừa kế không? Nếu có, cần làm gì để đảm bảo quyền lợi? Hãy cùng Luật Kiến An tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Con riêng có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Khi một người qua đời mà không để lại di chúc, tài sản người đó để lại (di sản) sẽ được chia theo pháp luật và theo thứ tự hàng thừa kế luật định. Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Măc dù không có quy định nào còn hiệu lực nêu rõ con riêng cũng là con đẻ nhưng qua thực tiễn xét xử hiện nay các Tòa án vẫn công nhận điều này. Như vậy, nếu bạn là con riêng thì bạn cũng có quyền hưởng thừa kế như đối với các con khác của người để lại di sản.
2. Xác định mình đã là con riêng hay chưa?
Trước cơ quan pháp luật, bạn phải có giấy tờ chứng minh bạn là con của người để lại di sản kể cả trong tình huống tất cả mọi người xung quanh bạn đều thừa nhận việc này chứ chưa nói đến tình huống có người phản đổi quyền thừa kế của bạn. Bạn cần kiểm tra ngay các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh
- Sổ hộ khẩu (hiện nay có thể không còn loại giấy này nhưng bạn có thể xin thông tin tại UBND xã nơi mình thường trú)
- Quyết định của Tòa án.
Nếu một trong các giấy tờ trên có ghi nhận mối quan hệ cha/mẹ – con của bạn với người để lại di sản thì có nghĩa bạn đã được pháp luật công nhận là con riêng tức bạn đã được pháp luật bảo hộ quyền hưởng thừa kế. Nếu không có, bạn phải làm thủ tục yêu cầu nhận cha mẹ trước khi nghĩ đến yêu cầu hưởng quyền thừa kế.
3. Thủ tục yêu cầu nhận cha/mẹ đã chết.
- Cơ quan giải quyết: Tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi bạn làm việc.
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, bản công chứng giấy tờ cá nhân của bạn (CMND, CCCD, thẻ căn cước) là hai tài liệu bắt buộc. Ngoài ra, để thuận lợi thì bạn rất nên kèm theo kết quả xác định AND hoặc bằng chứng khác chứng minh quan hệ cha/mẹ con.
- Thời hạn giải quyết: Khoảng 2 tháng tùy thuộc vào tính chất vụ việc.
- Kết quả: Quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án.
4. Bị gia đình người đã chết từ chối quyền thừa kế, bạn phải làm gì?
Khi đã qua nhiều bước thương lượng nhưng không được thì chúng tôi khuyến nghị bạn cần nhờ tới pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể là yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế. Lưu ý rằng, nếu sau 10 năm kể từ khi cha/mẹ bạn (người có di sản) mất bạn mới nộp đơn thì Tòa án có thể không công nhận quyền thừa kế của bạn do hết thời hiệu.
5. Bạn cần hỗ trợ về thủ tục thừa kế?
Nếu bạn đang băn khoăn về quyền hưởng di sản của mình hoặc gặp khó khăn khi yêu cầu chia thừa kế, Luật Kiến An sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, xác nhận quan hệ cha/mẹ – con và giải quyết tranh chấp thừa kế đảm bảo tốt nhất quyền lợi của bạn.